Giáo Hội trong thế giới ngày nay
Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Vatican News
Sứ điệp Phục Sinh của ĐTC Phanxicô trước khi ban phép lành Urbi et Orbi
Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã Phục Sinh!
Hôm nay chúng ta tuyên xưng rằng Người, Chúa sự sống của chúng ta, là “sự sống lại và là sự sống” của thế giới (x. Ga 11,25). Đó là sự Phục Sinh, có nghĩa là “cuộc vượt qua”, bởi vì nơi Chúa Giêsu, cuộc vượt qua mang tính quyết định của nhân loại đã hoàn tất: từ cái chết đến sự sống, từ tội lỗi đến ân sủng, từ sợ hãi đến tin tưởng, từ cô đơn đến hiệp thông. Trong Người, Chúa của thời gian và lịch sử, tôi muốn nói với tất cả anh chị em, với niềm vui trong tâm hồn: Chúc Mừng Lễ Phục Sinh!
Anh chị em thân mến, ước mong đó là một cuộc vượt qua từ gian truân đến an ủi đối với mỗi người trong anh chị em, đặc biệt là những người đau yếu và nghèo khổ, những người cao tuổi và những ai đang trải qua những giây phút thử thách và mệt mỏi.
Những bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay về chủ đề hoà bình, là tiếng nói chứng từ của nhiều người khắp nơi, đang hoặc đã trải qua chiến tranh, bạo lực. Họ đã nói với Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du của ngài.
ĐÀNG THÁNH GIÁ 2023
“Những tiếng kêu hòa bình trong thế giới chiến tranh”
Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là “bình an của chúng con” (Eph 2:14). Tr ước Cuộc Thương khó, Chúa đã nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27). Lạy Chúa, chúng con cần sự bình an của Chúa, sự bình an mà chúng con không thể xây dựng bằng sức riêng của mình. Chúng con cần được nghe lặp đi lặp lại ba lần những lời này, khi Chúa phục sinh, đã làm tươi mới tâm hồn các môn đệ: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19.21.26). Lạy Chúa Giêsu, Đấng vác thập giá vì chúng con, xin nhìn đến trái đất chúng con đang khao khát hòa bình, trong khi máu của anh chị em Chúa vẫn đổ và nước mắt của biết bao bà mẹ mất con trong chiến tranh hòa cùng nước mắt của Mẹ thánh Chúa. Lạy Chúa, Chúa cũng khóc thương Giêrusalem vì đã không nhận ra con đường bình an (xem Lc 19,42). Khởi đi từ Đất Thánh, đêm nay chúng con bước đi lại Đường Thánh Giá theo sau Chúa. Chúng con sẽ bước đi trên đường thánh giá đó để lắng nghe nỗi đau khổ của Chúa, được phản ánh trong nỗi đau khổ của những anh chị em đã đau khổ và chịu đựng sự thiếu vắng hòa bình trên thế giới; để cho mình được lay động bởi những chứng từ và tiếng vang đến tai và con tim của Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du. Chúng là tiếng vọng của hòa bình vang lên trong “cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần” này, những tiếng kêu đến từ các quốc gia và khu vực ngày nay bị chia cắt bởi bạo lực, bất công và nghèo đói. Tất cả những nơi xảy ra xung đột, hận thù và bách hại đều có mặt trong lời cầu nguyện của Thứ Sáu Tuần Thánh này. Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa giáng sinh, các thiên thần đã loan báo: “Bình an dưới thế cho con người” (Lc 2:14). Giờ đây, những lời cầu nguyện của chúng con hướng lên trời cao để cầu xin “hòa bình trên trái đất, niềm khao khát sâu xa của con người ở mọi thời đại” (Pacem in terris, 1).
Giáo hoàng Francis rửa và hôn lên bàn chân 12 tù nhân trong lễ Thứ năm Tuần Thánh, vài ngày sau khi xuất viện do nhiễm trùng đường hô hấp.
Trong ngày Thứ năm Tuần Thánh 6/4, Giáo hoàng Francis tới trại giam vị thành niên Casal del Marmo, ngoại ô Rome, để tiến hành nghi lễ rửa chân trước sự chứng kiến của hàng chục tín đồ tại nhà nguyện của trại.
Ông đổ nước lên chân từng người, dùng khăn trắng lau khô nhẹ nhàng trước khi hôn lên bàn chân 10 tù nhân nam và hai tù nhân nữ. Khi Giáo hoàng ngước lên mỉm cười, các tù nhân bắt tay và hôn lên bàn tay ông. Nhiều người thì thầm trò chuyện với ông.
Vatican cho biết 12 tù nhân đến từ nhiều nước như Senegal, Romania, Nga và Croatia. 6 trong số họ là trẻ vị thành niên, những người còn lại đã thành niên trong quá trình thụ án.
Giáo hoàng Francis hôm nay kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine trong thông điệp truyền thống ngày Lễ Phục sinh.
Phát biểu từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter, Giáo hoàng đã gửi thông điệp Phục sinh thường niên đến "thành phố Roma và thế giới", trong đó có những người đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo khắp toàn cầu.